Bối cảnh Cuộc_tấn_công_Berlin_(1760)

Sau một chuỗi những chiến thắng tới tấp trong năm 1759, những sự kiện diễn ra vào năm 1760 lại trở nên đáng thất vọng cho liên quân Nga-Áo. Mặc dù chiếm ưu thế tuyệt đối về binh lực, quân đội Áo đã bị vua Phổ Phriđrích II đánh cho một đòn vong mạng trong Trận Liegnitz vào tháng 8 năm 1760. Kế hoạch xâm chiếm Silesia đến đây là tiêu ma hết: đội quân của Laudon bị đập nát, quân đồng minh Nga-Áo cũng mất cơ hội tập hợp binh lực lại với nhau sau thảm bại này. Tuy nhiên, vì Phriđrích II sau đó quyết định tập trung phần lớn quân đội tại Silesia nên lực lượng bảo vệ kinh đô Berlin trở nên mỏng manh. Chớp lấy cơ hội này, người Pháp đã xúi quân Nga mở một cuộc tấn công nhằm xâm chiếm và cướp phá Berlin.[3]

Trước đó, Berlin đã từng bị người Áo đánh chiếm một thời gian ngắn trong tháng 10 năm 1757.[4] Còn theo kế hoạch của đợt tấn công lần này, lực lượng chính binh của liên minh sẽ thực hiện nghi binh ở Guben còn một đội kỳ binh Nga do Gottlieb Heinrich Totleben chỉ huy sẽ vòng sang phía Bắc để tập kích vào Berlin tại đó. Tiếp theo đó sẽ là đợt tấn công của quân Áo của Bá tước Franz Moritz von Lacy.[5] Một lượng lớn kỵ binh Côdắckhinh kỵ binh được trưng dụng trong chiến dịch này vì họ thích hợp cho các cuộc hành quân nhanh của kỳ binh.

Liên quan